Tiểu sử chí sĩ yêu nước Lê Quang Sung
Lê Quang Sung (sinh 1905 - mất 1935), tên thật là Lê Đắc Thiềm (Lê Hoàn) quê ở xã Duy Hoà, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông là Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Chợ Lớn, đã lãnh đạo các cuộc đấu tranh của công nhân hãng rượu Bình Tây (tháng 8, năm 1930), của công nhân Bình Đăng, Bình Trị Đông đòi giảm sưu thuế
Hoạt động cách mạng:
Năm 1927, lúc đang học ở trường Quốc Học Huế, đã tham gia cuộc bãi khóa phản đối việc nhà trường đuổi học sinh Võ Nguyên Giáp với lý do " có tư tưởng bài Pháp" theo Quyết định của chánh mật thám Trung Kỳ là Sogny. Nhiều cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra và có sự xô xát giữa cảnh sát, lính khố xanh với học sinh. Hơn 300 học sinh bị bắt. Nhà Hội của học sinh Quảng Nam cũng bị khám xét. Nhiều học sinh Quảng Nam bỏ học về quê. Lê Quang Sung về Đà Nẵng, được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, sau đó vào Hội An, vừa dạy học tư, vừa gây cơ sở cách mạng tại đây.
Giữa năm 1928, Lê Quang Sung cùng Đỗ Quỳ và Cao Hồng Lãnh được cử ra nước ngoài dự khóa huấn luyện chính trị. Về nước, ông vào Sài Gòn làm công nhân ở hãng FACI, chuyên sửa chữa tàu biển.
Giữa năm 1930, sau khi thống nhất các nhóm cộng sản thành Đảng cộng sản Đông Dương.
Bắt giam:
Đầu năm 1931, cơ sở xứ ủy Nam Kỳ, Thành ủy Sài Gòn, Tỉnh ủy Gia Định, Chợ Lớn bị vỡ trước sự đánh phá ác liệt của địch, Lê Quang Sung bị bắt giam cùng với Ngô Gia Tự, Nguyễn Chí Diễu ở Khám Lớn, Sài Gòn. Sau 2 năm bị giam giữ, ngày 9 tháng 5 năm 1933, thực dân Pháp mở phiên tòa xét xử 121 chiến sĩ cộng sản; 9 người bị kết án tử hình, trong đó có Lê Quang Sung. Sau đó ông bị đày ra Côn Đảo.
Qua đời:
Năm 1935, chị bộ nhà tù tổ chức chuyến vượt biển về đất liền. Lê Quang Sung cùng Ngô Gia Tự được bố trí đi chuyến này. Chẳng may, thuyền gặp bão tố, bị đắm, tất cả những người trên thuyền đều hy sinh..
Vinh danh:
Tại Đà nẵng: Ghi nhận những đóng góp của ông, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định đặt tên một con đường mang tên Lê Quang Sung dài 400m, rộng 8-12m, nối từ đường Lê Độ (gần đường sắt) vào khu kho lương thực Thuận An, phường Xuân Hà và một ngôi trường tiểu học tại Quận Thanh Khê mang tên ông.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: ở quận 6 cũng có một con đường mang tên ông.
Tại Quảng Nam: để ghi nhớ công ơn ông người dân Quảng Nam đã xây dựng trường Trung học Cơ sở mang tên Lê Quang Sung